Tìm hiểu cách chăm sóc dương xỉ đúng cách nhất
Dương xỉ là loài cây rất phổ biến tại Việt Nam thích hợp để trồng trong nhà, vườn hoặc trang trí cho không gian như nhà hàng, quán café và trung tâm thương mại. Các loại dương xỉ có thể có hình dạng từ mỏng nhẹ đến dày và rậm rạp, nhưng nhìn chung đều yêu cầu cách chăm sóc và nhu cầu tương tự nhau. Cùng Không Gian Xanh tham khảo cách chăm sóc dương xỉ trong bài viết sau.
Đặc điểm cây dương xỉ
Cây dương xỉ có tên khoa học là Polypodiopsida nguồn gốc từ Đông Nam Á và thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, từ vùng núi cao, mặt đá sa mạc khô đến thung lũng. Loại cây này thường xuất hiện nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới, nơi có bóng râm và độ ẩm cao.
Dương xỉ là cây lâu năm, xanh quanh năm với lá nhỏ, màu xanh, có khía hoặc rìa răng cưa và cuộn tròn. Màu sắc của lá có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ ánh sáng tiếp xúc, nếu ở dưới ánh sáng nhiều thì lá sẽ sáng hơn.
Cây dương xỉ không nở hoa, cơ quan sinh sản chính của cây là các túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá. Khi các bào tử chín sẽ được phát tán ra ngoài bởi nước và gió. Những bào tử này có thể nảy mầm và phát triển thành cây mới.
Một số loại cây dương xỉ phổ biến
Với hơn 12.000 loài khác nhau, dương xỉ có sự đa dạng về kích thước, từ những loài nhỏ bé như sợi tóc cho đến những cây khổng lồ cao hơn 12 mét. Trong số đó, có ba loại dương xỉ phổ biến nhất thường được trồng làm cảnh và thủy sinh trong nhà:
- Dương xỉ cảnh: Dương xỉ cảnh là loại dương xỉ nhỏ thường mọc thành khóm với chiều cao từ 30cm đến dưới 1m. Lá của cây nhỏ, tua tủa và có màu xanh mướt. Loại dương xỉ này rất thích hợp để trồng trong chậu và đặt ở nhiều vị trí trong nhà như phòng khách, bàn làm việc, cửa sổ hoặc ban công, không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn có khả năng thanh lọc không khí.
- Dương xỉ thân gỗ: Dương xỉ thân gỗ bao gồm dương xỉ cổ đại và dương xỉ rừng có kích thước lớn hơn nhiều so với dương xỉ cảnh. Dương xỉ cổ đại có thể cao từ trên 1m đến hơn 10m với thân gỗ to và lá xanh mọc ở phần ngọn. Loại dương xỉ này thường mọc trong rừng sâu và có tuổi đời hàng trăm năm thể hiện sức sống mạnh mẽ và độ bền bỉ.
- Dương xỉ thủy sinh: Dương xỉ thủy sinh thường được trồng trong bể cảnh và bể cá thủy sinh. Cây yêu thích ánh sáng nhẹ và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 22 đến 24 độ C với nước có lượng CO2 cao. Dương xỉ thủy sinh có tốc độ phát triển chậm với chiều dài trung bình từ 10cm đến 30cm. Một số loại phổ biến bao gồm dương xỉ JAVA, dương xỉ lá hẹp, dương xỉ lá kim, dương xỉ lá nho và dương xỉ châu Phi.
Ý nghĩa cây dương xỉ trong phong thủy
Cây dương xỉ cổ đại tượng trưng cho sự kiên cường và sức sống mãnh liệt qua hàng triệu năm. Vì vậy, cây thường được tặng cho những người yêu quý như một lời chúc an ủi khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Trồng cây này trong nhà không chỉ để trang trí mà còn mang lại sự bình an, may mắn và hạnh phúc cho gia đình.
Theo truyền thống phong thủy, chôn 9 đồng xu dưới gốc cây dương xỉ cổ đại được cho là mang lại nhiều may mắn và thành công trong công việc. Điều này là do tiền xu được coi là vật hút Thiên khí và Nhân khí, kết hợp với sự hấp thụ Địa khí từ đất. Sự kết hợp này tạo nên một hài hòa phong thủy, giúp gia chủ có cuộc sống phát đạt và bình an.
Cách trồng và chăm sóc dương xỉ
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ cổ đại, giúp bạn duy trì sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp xanh tươi của cây.
Cách trồng dương xỉ
Cây dương xỉ cổ đại có độ sinh trưởng mạnh mẽ giúp cho việc trồng cây trở nên đơn giản. Dưới đây là hai cách trồng dương xỉ cổ đại tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Trồng cây dương xỉ cổ đại trong chậu
Nếu nhà bạn có diện tích nhỏ và không đủ đất, việc trồng dương xỉ cổ đại trong chậu là lựa chọn phù hợp. Chọn chậu có lỗ thoát nước tốt và đường kính khoảng 2m. Đặt một lớp đất thịt và phân bò trộn đều ở đáy chậu. Đặt bầu đất cẩn thận vào chậu, sau đó lấp hỗn hợp đất xung quanh và trên bề mặt. Để giữ ẩm và mát cho cây, bạn nên phủ một lớp xơ dừa trên bề mặt đất.
Trồng cây dương xỉ trực tiếp dưới đất
Đào một hố có kích thước phù hợp với bầu đất sau đó trộn phân bò và hỗn hợp đất với nhau. Cẩn thận đặt bầu đất vào hố và lấp lại, cho thêm một ít phân bò và xơ dừa để cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng, làm mát và thoát nước tốt.
Cách chăm sóc dương xỉ đúng cách
- Tưới nước: Tưới cây đều đặn 2 lần/ngày. Chỉ nên tưới 30% nước vào gốc và 70% vào thân cây. Tránh tưới quá nhiều nước vào gốc cùng lúc để tránh làm rễ cây bị úng.
- Ánh sáng: Cây dương xỉ cổ đại không cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì điều này có thể khiến cây bị héo. Hãy đặt cây ở nơi thoáng mát và bóng râm vì cây ưa mát và thích môi trường ẩm ướt.
- Bón phân: Bón phân cho cây mỗi 3 - 4 tháng một lần để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây phát triển khỏe mạnh.
- Loại đất: Chọn đất mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng giữ ẩm cũng như thoát nước tốt để đảm bảo cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
- Cắt tỉa: Theo dõi thường xuyên tình trạng của cây. Nếu có lá úa hoặc héo, hãy cắt bỏ chúng để ngăn ngừa tình trạng lây lan và giúp cây phát triển tốt hơn.
Lời kết
Trên đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc dương xỉ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất.