Cách xử lý cây bàng Singapore bị đốm lá
Với những người yêu cây cảnh, việc cây bàng Singapore bị đốm lá là vấn đề cần quan tâm hơn cả khi nuôi trồng giống cây này. Nếu vẫn chưa tìm được nguyên nhân và cách xử lý sao cho phù hợp, bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Những trường hợp cây bàng Singapore bị đốm lá
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra các đốm lá sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục kịp thời, giúp cây hồi phục và phát triển khỏe mạnh.
Nhiễm nấm do thối rễ
Lá xuất hiện đốm nâu thường do nhiễm nấm từ rễ. Tình trạng này xảy ra khi cây bị tưới quá nhiều nước và đất thoát nước kém, dẫn đến thối rễ và lây lan từ rễ lên lá. Lá bị nhiễm nấm sẽ chuyển từ màu xanh sang nâu rồi rụng dần.
Cách xử lý:
- Bạn cần loại bỏ những lá và rễ nhiễm nấm sẽ có màu nâu và mềm nhũn.
- Đảm bảo đất trong chậu thoát nước tốt để rễ không bị úng.
- Chỉ tưới vừa đủ, tránh để rễ cây bị úng và thối.
- Nếu chỉ có vài đốm nâu, để cây khô trong 2 tuần để rễ phục hồi, loại bỏ lá hư và đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên.
- Nếu lá bị nhiễm nặng và lan rộng, hãy cắt bỏ những lá bị hỏng, loại bỏ các rễ nâu mềm nhũn sau đó trồng lại cây vào đất mới.
Lá cây bị khô do thiếu nước
Cây Bàng Singapore bị khô lá do thiếu nước dễ nhận biết với các vùng lá khô héo không còn sức sống và có màu nâu nhạt ở rìa lá. Nguyên nhân chủ yếu là do cây không nhận đủ lượng nước cần thiết để sinh trưởng, thường là do đất quá khô và thiếu độ ẩm.
Cách xử lý:
- Đặt cây ở nơi có độ ẩm cao hoặc tạo độ ẩm cho cây bằng cách phun sương hoặc đặt chậu cây lên đĩa nước.
- Tưới nước thường xuyên để đảm bảo cây nhận đủ lượng nước cần thiết cho sự phát triển.
Đốm lá do vi khuẩn
Bị đốm lá do vi khuẩn là một bệnh khó điều trị và các đốm trên lá thường có màu nâu nhạt hơn so với bệnh đốm lá do nấm. Bệnh này có thể tấn công cả lá già và lá non. Khi quan sát, bạn sẽ thấy những lá non có dấu hiệu còi cọc, vàng và xuất hiện đốm nâu.
Cách xử lý:
Khi cây Bàng Singapore bị đốm nâu do vi khuẩn, bạn có thể tham khảo cácbước xử lý tương tự như điều trị thối rễ:
- Đảm bảo đất trong chậu có khả năng thoát nước tốt và điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp.
- Đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời đầy đủ.
Nếu chỉ có một vài lá bị nhiễm, bạn nên cắt bỏ chúng và trồng lại vào đất mới, đảm bảo đất không có mầm bệnh và tơi xốp. Tuy nhiên, nếu hơn 50% lá bị ảnh hưởng và tình trạng lây lan nghiêm trọng, tốt nhất là nên xem xét thay thế bằng một cây mới.
Lá bị đốm nâu do côn trùng trên cây
Hiện tượng lá cây bàng Singapore bị đốm nâu do côn trùng không phải là vấn đề phổ biến nhưng khi xảy ra sẽ thường xuất hiện các đốm đen nhỏ làm hỏng lá cùng với những vệt trắng hoặc xám bám trên bề mặt.
Cách xử lý:
- Thường xuyên lau sạch lá cây để hạn chế môi trường cho côn trùng phát triển.
- Sử dụng các loại thuốc xịt như Neem ChiLi hoặc Confidor để loại bỏ côn trùng bám trên lá.
Một số bệnh thường gặp khác ở cây bàng Singapore
Cây bàng Singapore mặc dù khá dễ chăm sóc nhưng cũng không tránh khỏi một số bệnh lý thường gặp do các yếu tố môi trường như ánh sáng, độ ẩm và chế độ tưới nước không hợp lý.
Bàng Singapore bị rệp
Cây bàng Singapore trong nhà thường dễ bị rệp tấn công, chủ yếu do môi trường không thoáng khí. Khi cây được đặt trong phòng điều hòa, môi trường biến đổi lúc lạnh khô, lúc nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho rệp phát triển. Rệp thường có màu trắng hoặc nâu và bám đầy trên thân cây từ gốc đến ngọn gây mất thẩm mỹ.
Cách xử lý:
- Trường hợp nhẹ: Dùng khăn sạch lau kỹ từng khu vực bị rệp, sau đó xịt nước mạnh để rệp rơi hết xuống. Sau khi xử lý, nên đưa cây ra nơi thông thoáng và theo dõi để phòng rệp quay lại.
- Trường hợp nặng: Cần sử dụng thuốc trị rệp để diệt trừ hoàn toàn. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc chuyên dụng như Movento để đạt hiệu quả cao hơn.
Lá non bị đốm đen
Đây là bệnh phù nề (Edema) xảy ra khi cây hấp thụ quá nhiều nước nhưng không kịp thoát hơi qua lá khiến các vết chai sạn và đốm đen xuất hiện. Hiện tượng này thường do rễ hút nước quá mức so với khả năng quang hợp và thoát hơi của lá.
Bệnh phù nề không lây lan và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây nhưng sẽ rất mất thẩm mỹ. Để khắc phục, bạn có thể mang cây ra nơi có ánh sáng tự nhiên nhiều hơn, giúp quá trình quang hợp và thoát nước diễn ra đều đặn, cân bằng với lượng nước mà rễ hút vào.
Lưu ý: Bệnh này thường chỉ xuất hiện trên lá non và không cần cắt bỏ. Khi lá lớn hơn, các đốm đen sẽ tự biến mất nên hãy chăm sóc cây thật cẩn thận.
Các vết sậm màu loang dần ra cả lá và rụng nhiều
Đây là bệnh thường gặp ở cây bàng Singapore khi trồng trong nhà với tỉ lệ cây chết rất cao. Nguyên nhân chính là do cây thiếu ánh sáng và bị tưới nước quá nhiều dẫn đến hiện tượng úng rễ. Dấu hiệu nhận biết là lá bắt đầu thâm đen ở viền sau đó các vết đen lan vào giữa lá và dần dần lá sẽ rụng hết.
Cách xử lý:
- Nếu cây mới bắt đầu nhiễm bệnh, bạn có thể di chuyển cây ra nơi có ánh sáng tự nhiên và giảm lượng nước tưới để cây phục hồi.
- Tuy nhiên, nếu bệnh đã lan đến tận ngọn cây và các lá đều bị ảnh hưởng, việc xử lý sẽ rất khó khăn và có thể cần phải thay cây mới.
Bàng bị cháy lá
Khi lá cây bị cháy do nắng nóng, lá thường quăn lại nhạt màu hơn bình thường và trở nên khô cằn do mất diệp lục. Nếu nghiêm trọng, lá sẽ chuyển màu bạc, nâu hoặc xám. Tình trạng này xảy ra khi rễ cây không đủ nước hoặc không đủ khỏe để cung cấp nước cho toàn bộ cây.
Cách xử lý:
- Đưa cây vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tưới đẫm nước để đảm bảo toàn bộ rễ trong chậu có đủ nước.
- Giữ cây trong bóng râm khoảng 2–3 tuần để cây hồi phục sau đó mới dần dần đưa ra ánh nắng trở lại.
- Cắt bỏ những phần lá hư hại quá nhiều.
Lời kết
Trên đây là một số cách khắc phục khi cây bàng Singapore bị đốm lá. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích