Vivarium là gì? Phân biệt Terrarium | paludarium và vivarium
Khi bắt đầu chơi vivarium nhiều người vẫn chưa biết cách để setup và chăm sóc vivarium đúng cách. Vậy hãy cùng Không Gian Xanh Shop tìm hiểu ngay dưới đây để biết vivarium là gì và những tips chăm sóc vivarium. Đồng thời, phân biệt được vivarium, terrarium và paludarium.
Vivarium là gì?
Vivarium, hay còn gọi là hồ sinh thái, là một khu vực kín được thiết kế để nuôi nhốt và quan sát động thực vật. Vivarium thường có kích thước lớn hơn terrarium và có thể chứa nhiều loại sinh vật đa dạng hơn.
Đặc điểm của Vivarium:
- Môi trường sống đa dạng: Vivarium có thể mô phỏng nhiều loại môi trường sống khác nhau, từ rừng nhiệt đới ẩm ướt đến sa mạc khô cằn.
- Hệ sinh thái phong phú: Vivarium có thể chứa nhiều loại sinh vật từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư, côn trùng,...
- Kích thước lớn: Vivarium thường có kích thước lớn hơn terrarium, đủ để chứa nhiều loại sinh vật và tạo ra một hệ sinh thái phức tạp.
- Mục đích sử dụng: Vivarium được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm nghiên cứu khoa học, giáo dục, giải trí và bảo tồn động vật hoang dã.
Phân biệt Vivarium, Terrarium và Paludarium
Nhiều người không biết rõ terrarium, paludarium và vivarium là gì nên lầm tưởng chúng giống nhau. Tuy nhiên, 3 loại trên có những điểm khác nhau và bảng dưới đây sẽ phân biệt sự khác nhau giữa 3 loại:
Bỏ túi các cách chăm sóc Vivarium
Trong 3 loại, Vivarium là khó chăm sóc nhất, yêu cầu người chơi phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Dưới đây là những tips để chăm sóc hồ sinh thái đúng cách:
1. Đảm bảo ánh sáng phù hợp
Nên ưu tiên sử dụng đèn LED chuyên dụng hoặc đèn huỳnh quang để cung cấp ánh sáng phù hợp cho các loài cây và động vật trong vivarium. Thời gian lý tưởng để thắp sáng là 8-10 giờ mỗi ngày tùy theo nhu cầu của các loài sinh vật.
Lưu ý, tránh đặt vivarium ở những nơi có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để tránh sự phát triển nhanh của tảo và ngăn ngừa nhiệt độ quá cao.
2. Kiểm soát độ ẩm
Sử dụng hệ thống phun sương hoặc bình xịt nước để duy trì độ ẩm phù hợp, đặc biệt là đối với các loài cây và động vật cần môi trường ẩm.
Để đảm bảo độ ẩm trong hồ sinh thái đạt yêu cầu nên sử dụng đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi và điều chỉnh độ ẩm trong vivarium.
3. Thay nước định kỳ
Nước trong hồ sinh thái là yếu tố quyết định sự sống của các sinh vật trong hồ. Do đó, nên kiểm tra và thay nước định kỳ. Lưu ý sử dụng nước sạch để tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, chỉ nên thay từ 20-30% lượng nước trong bể mỗi tuần để đảm bảo chất lượng nước.
4. Chăm sóc cây cối
Thường xuyên cắt tỉa cây cối để duy trì hình dáng và kích thước phù hợp, giúp cây phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình chăm sóc nên theo dõi và loại bỏ những lá vàng, húa éo. Nếu muốn cây cối phát triển tốt hơn hãy sử dụng phân bón và các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển.
5. Chăm sóc động vật
Các động vật trong hồ sinh thái có thể thay đổi sức khỏe nếu gặp phải những trường hợp điều kiện môi trường xấu, làm ảnh hưởng đến những sinh vật khác. Do đó, nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe của các loại vật nuôi để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
Ngoài ra, khi cho ăn không nên cho ăn quá nhiều, tránh làm thức ăn thừa rơi ra môi trường nước làm ô nhiễm môi trường.
6. Kiểm soát tảo và sâu bệnh
Tảo và sâu bệnh là những tác nhân gây bệnh cho động vật và các tiểu cảnh trong hồ sinh thái. Vậy nên để vivarium phát triển tốt nên kiểm soát lượng ánh sáng và chất dinh dưỡng để ngăn ngừa sự phát triển của tảo.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của Không Gian Xanh Shop về hồ sinh thái. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ biết Vivarium là gì và cách để chăm sóc vivarium đúng cách. Hãy thử chơi Vivarium để có cái nhìn rộng hơn về thiên nhiên và các loại sinh vật nhé!